Redis là một kho dữ liệu key-value mạnh mẽ, vượt trội với các công việc có độ trễ thấp và thông lượng cao. Tốc độ của nó được cho là do ba yếu tố chính, cùng chúng mình tìm hiểu nhé!!!
Tags: #system design, #microservice, #redis, #backendRedis, viết tắt của Remote Dictionary Server là một hệ thống lưu trữ dữ liệu key-value trong bộ nhớ mã nguồn mở dùng để lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, có thể sử dụng như một database, bộ nhớ cache hay một message broker.
Điểm đặc biệt của Redis nằm ở khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu trong bộ nhớ RAM, thay vì trên ổ cứng như các hệ thống cơ sở dữ liệu truyền thống.
Với khả năng xử lý hàng trăm nghìn yêu cầu mỗi giây, Redis đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc xây dựng các ứng dụng thời gian thực, hệ thống bộ nhớ đệm (cache) hiệu suất cao, và nhiều ứng dụng khác đòi hỏi tốc độ xử lý dữ liệu vượt trội.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá 3 yếu tố then chốt tạo nên tốc độ vượt trội của Redis:
Chúng mình có tạo Group cho các bạn cùng chia sẻ và học hỏi về thiết kế hệ thống nha 😄😄😄
Các bạn tham gia để gây dựng cộng đồng System Design Việt Nam thật lớn mạnh nhé 😍😍😍
Cộng Đồng System Design Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/sydexa
Kênh TikTok: https://www.tiktok.com/@sydexa.com
Redis nổi bật với khả năng lưu trữ dữ liệu trong RAM , khác biệt so với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu truyền thống như PostgreSQL, MySQL hay Cassandra vốn lưu trữ dữ liệu trên ổ đĩa.Trong khi các cơ sở dữ liệu truyền thống sử dụng các cấu trúc dữ liệu trên đĩa như B+ tree hoặc B tree để tối ưu hóa việc truy xuất dữ liệu, Redis hoạt động trực tiếp trên bộ nhớ RAM. Điều này mang lại lợi thế to lớn về mặt tốc độ:
Sức mạnh của Redis không chỉ nằm ở việc lưu trữ dữ liệu trong RAM mà còn ở khả năng cung cấp một loạt các cấu trúc dữ liệu được tối ưu hóa cho hiệu suất cao.
I/O Multiplexing là kĩ thuật cho phép Redis theo dõi nhiều kết nối (sockets) cùng lúc. Các hoạt động I/O thường chậm hơn nhiều so với các xử lý trong RAM, nếu phải đợi tuần tự các hoạt động này thực thi xong thì hiệu suất sẽ bị giảm đáng kể.
Do đó, Redis đã sử dụng các cơ chế của hệ điều hành như epoll
(Linux) hoặc kqueue
(FreeBSD) để thực hiện I/O Multiplexing một cách hiệu quả. Khi có dữ liệu sẵn sàng trên bất kỳ socket nào, Redis sẽ xử lý nó ngay lập tức mà không phải chờ đợi các socket khác.
Redis áp dụng mô hình đơn luồng, nghĩa là tất cả các lệnh đều được xử lý bởi một luồng duy nhất. Điều này mang lại nhiều lợi ích:
Mô hình này hoạt động hiệu quả vì các thao tác của Redis chủ yếu diễn ra trong bộ nhớ RAM, với tốc độ xử lý ở mức nano giây hoặc micro giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian I/O thông thường (mili giây).
Kết hợp các yếu tố:
Vậy Redis có phải đơn luồng không?
Câu trả lời là không. Redis sử dụng một luồng duy nhất chỉ để xử lý nhiều kết nối client và thực thi các lệnh. Nó sử dụng các background thread cho các tác vụ như persistence và replication.
Redis có lợi khi sử dụng nhiều luồng cho các kết nối client không?
Vì hầu hết các hoạt động đều diễn ra ở bộ nhớ trong và không liên quan đến network I/O mạng hay file I/O, Redis sẽ không có bất kỳ cải thiện đáng chú ý nào về hiệu suất. Hơn nữa, sử dụng nhiều luồng sẽ đi kèm với tăng chi phí.
Chuyển đổi ngữ cảnh luồng dẫn đến overhead. Ngoài ra, việc sử dụng lock và monitor sẽ làm tăng thêm độ phức tạp trong code.
Redis là một kho dữ liệu key-value mạnh mẽ, vượt trội với các công việc có độ trễ thấp và thông lượng cao. Tốc độ của nó được cho là do ba yếu tố chính:
Chúng mình có tạo Group cho các bạn cùng chia sẻ và học hỏi về thiết kế hệ thống nha 😄😄😄
Các bạn tham gia để gây dựng cộng đồng System Design Việt Nam thật lớn mạnh nhé 😍😍😍
Cộng Đồng System Design Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/sydexa
Kênh TikTok: https://www.tiktok.com/@sydexa.com